BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG Ở TRẺ: NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG BA MẸ KHÔNG THỂ BỎ LỠ

Thời tiết dần chuyển sang mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh Tay-Chân-Miệng ở trẻ em gia tăng, và rất có thể sẽ bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống. Vậy bệnh Tay-Chân-Miệng là gì? Làm thế nào để phòng chống loại bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin bổ ích giúp bố mẹ biết cách phòng tránh và xử lý loại bệnh này nhé!
🔹 Tay-chân-miệng ở trẻ là một bệnh truyền nhiễm do virus Coxsackie viruses (A16) và Enterovirus (EV71) gây ra. Các virus này tập trung ở vùng hậu họng và lây từ người sang người qua các đường lây nhiễm như: hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút hoặc chơi chung đồ chơi với nhau khi chưa được khử khuẩn.
Cách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng từ các tác nhân xung quanh trẻ: Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa. Ba mẹ cần lưu ý vệ sinh giúp ngăn sự lây lan của virus bằng những cách sau:
✅ Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
✅ Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Trước tiên bằng xà phòng, nước rồi khử trùng bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
✅ Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, đồng thời cũng không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi hoặc chạm vào bất kỳ vật dụng nào chưa được khử trùng
✅ Giặt quần áo, khăn trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, đảm bảo đồ luôn được dưới ánh nắng mặt trời
✅ Thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi và đảm bảo các dụng cụ nấu nướng, chén bát đã được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
Cách chữa trị nếu không may trẻ bị lây nhiễm
Trong môi trường lớp học, trẻ rất dễ lây nhiễm tay chân miệng từ bạn. Khi trẻ có các dấu hiệu như như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, hay giật mình, bị chảy nước dãi liên tục vì đau họng thì rất có thể trẻ đã bị lây nhiễm. Tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Ở cấp độ 1, ba mẹ có thể tự chữa cho trẻ ở nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ như:
✅ Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát. Việc này giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước.
✅ Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.
✅ Tắm rửa, vệ sinh thân, súc miệng nước muối pha loãng nếu được.
✅ Bôi Xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
✅ Dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.
✅ Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
🌸 Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, ba mẹ cần lưu ý kỹ theo dõi sát sao các dấu hiệu chuyển biến sức khoẻ. Quan trọng nhất là khi trẻ giật mình liên tục, sốt cao trên 39 độ và không có dấu hiệu giảm khi đã uống thuốc thì rất có thể sức khỏe trẻ đã chuyển sang cấp độ 2 hoặc 3. Ngay lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để tiếp nhận điều trị từ bác sĩ giúp giảm tối đa các biến chứng.
🏥 Khoa Nhi tại Bệnh viện Kusumi là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải như: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,…. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất giúp giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh lý ở trẻ em, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
👉 Quý khách hàng vui lòng liên hệ đặt lịch với Bệnh viện qua Hotline để được tư vấn cụ thể và chi tiết về dịch vụ khám sức khỏe tại Bệnh viện KUSUMI.
__________________________________
Bệnh viện KUSUMI – Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
🏥 Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
☎️ Hotline: 1900 86 86 90/0221 2206 789
⏰ Thời gian khám bệnh: Từ 08h00 – 17h00 từ Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần