6 BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH TẦM SOÁT

Bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch. Đáng báo động hơn nữa, những năm gần đây, bệnh tim mạch có xu hướng trẻ hóa kể cả đối tượng 20-30 tuổi. 
Bệnh tim mạch có nguy cơ gây tử vong hàng đầu

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch  là các bệnh lý hình thành do  rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh lý tim bao gồm nhiều bệnh như: tăng huyết áp, bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh van tim,  cơ tim, thấp tim
Chỉ riêng Việt Nam, các bệnh lý liên quan đến tim mạch có tỉ lệ tử vong cao lên đến 200.000 người mỗi năm, cao hơn số người tử vong vì ung thư. Nếu như trước đây, bệnh tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi, thì ngày nay, có thể xuất hiện sớm ở người trẻ. Những người trẻ thường chủ quan nên không có biện pháp phòng ngừa và không tầm soát bệnh sớm, dẫn tới biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị. Ngoài ra, các trường hợp tim bẩm sinh không được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời trong những năm đầu sau sinh cũng đang chiếm tỉ lệ cao với nhóm bệnh lý tim mạch ở người trẻ.
Triệu chứng phổ biến, đáng lưu ý của bệnh lý tim mạch
Đau tức ngực: đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đè nặng trong ngực. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở các bệnh lý như hô hấp hoặc thần kinh.
• Khó thở: triệu chứng sẽ  xuất hiện  tăng dần khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống
• Tích nước: phù do bệnh tim mạch thường sẽ phù tím và mềm, bắt đầu từ bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi
• Mệt mỏi, kiệt sức: Dù chỉ thực hiện các hoạt động thường ngày, người bệnh cũng có thểcảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
• Ho dai dẳng, hay khò khè: Khi mắc các bệnh lý tim mạch, tim không đủ lực để bơm máu cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ lại dần dần sẽ gây nên tình trạng ho mạn tính và thở khò khè.
• Chán ăn, buồn nôn: Dịch ứ đọng trong gan sẽ làm hệ thống tiêu hóa kém khiến người bệnh không muốn ăn và hay buồn nôn
• Đi tiểu đêm: Vì tích nước ở nhiều bộ phận nên người bệnh sẽ đi tiểu nhiều về ban đêm
Thở nhanh, đánh trống ngực chóng mặt, ngất xỉu rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn sẽ khiến người bệnh gặp các tình trạng trên

6 bệnh tim mạch thường gặp

1. Bệnh động mạch vành

Bệnh mạch vành xuất hiện do các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào tích tụ tại vị trí bị tổn thương gây ra quá trình xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt mảng bám bị vỡ hoặc tắc dẫn đến hẹp của thành mạch.Khi tắc nghẽn, động mạch vành sẽ không cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ tim nên sẽ dễ dàng dẫn tới biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí tử vong.

2. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tần số tim. Nếu nhịp tim bình thường của người trưởng thành từ 60-100 lần/phút lúc nghỉ ngơi thì nhịp tim hơn 100 hoặc dưới 60 hoặc không đều sẽ được coi là rối loại nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng nếu kèm theo các biểu hiện sau đây có thể đe dọa tính mạng: tim đập nhanh/chậm kèm theo choáng ngất, tim loạn nhịp kèm theo khó thở, đau cánh tay, vai, ngực, tim loạn nhịp khi mới sử dụng 1 loại thuốc hoặc xuất hiện cùng
Rối loạn nhịp tim có thể là vô hại trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của nhịp tim, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Rối loạn nhịp tim là 1 trong những bệnh tim mạch thường gặp

3. Bệnh van tim

Bệnh van tim có hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim.  Hẹp van tim là tình trạng van tim trở nên dày và cứng, hoặc dính các mép van, điều này sẽ hạn chế khả năng mở của van tim và cản trở sự lưu thông  máu.
Ngược lại, hở van tim xảy ra do giãn vòng van, dính, co rút hoặc , thoái hóa hoặc các dây chằng van tim quá dài. Điều này làm cho dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.
Bệnh lý van tim có thể do nhiều nguyên nhân: bệnh bẩm sinh hoặc do các bệnh tim khác như bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh thoái hóa van tim, sa van tim

4. Tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh xuất hiện ngay khi trẻ mới sinh ra và ảnh hướng đến cấu trúc cũng như cách thức hoạt động tim của em bé. Đây là nguyên nhân hang đầu gây tử vong của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Tỉ lệ tim bẩm sinh ở trẻ em là 0.7 – 1% tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo của các bệnh viện nhi tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 1,5% trẻ nhập viện và 30-55% trẻ vào khoa tim mạch

5. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra do hẹp, tắc hoặc phình một hay nhiều đoạn động mạch gây nên các triệu chứng thiếu máu tại chi và cơ quan. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm thiếu máu mô cơ quan phía sau mạch máu gây ra hoại tử đầu chi, tháo khớp, nhiều trường hợp phải cắt cụt chi.

6. Suy tim

Nguyên nhân của bệnh lý suy tim là tim không đủ khả năng tiếp nhận máu để cung cấp máu cho các hoạt động của cơ thể. Suy tim là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.
Có  3 nhóm bệnh suy tim chính là: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Ai cần tầm soát bệnh lý tim mạch

Những người bệnh cần tầm soát bệnh tim mạch

 

Có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cần ưu tiên tầm soát hơn:
• Hút thuốc: Các chất độc hại có trong thuốc lá có thể làm thu hẹp hoặc làm hognr các mao mạch máu. Những người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch hơn thông thường.
• Huyết áp cao:  huyết áp tăng cao sẽ dễ làm hỏng các mạch máu nên đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong bệnh lý tim mạch
• Mỡ máu cao:  Cholesterol cao sẽ làm mạch máu bị thu hẹp, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra các bệnh lý tim mạch
• Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cáo hơn mức bình thường sẽ có thể làm các mạch máu bị chít hẹp hoặc hỏng các mạch máu nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn
• Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân hoặc béo phì dễ dẫn tới bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
• Lối sống: Uống quá nhiều rượu, Ít hoạt động thể lực sẽ tăng nguy cơ bị huyết áp cao, mức cholesterol cao và thừa cân dẫn đến vấn đề tim mạch
• Tiền sử gia đình: nếu có bố/ anh trai trước 55 tuổi hoặc mẹ/chị gái trước 65 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch thì cần tầm soát bệnh.

Tầm soát bệnh tim mạch ở đâu

Các bệnh viện lớn sẽ có chuyên khoa tim mạch để giúp bệnh nhân tầm soát bệnh sớm. Tuy nhiên, khi thăm khám với các bác sĩ đầu ngành, có kinh nghiệm lâu năm, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chính xác và nhanh chóng hơn.Bệnh viện Kusumi được xem là địa chỉ uy tín hàng đầu, được nhiều người lựa chọn để tầm soát các bệnh tim mạch. Tại bệnh viện, GS – Tiến sĩ – Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi Chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam – Nguyên Viện trưởng viện tim mạch Quốc Gia  sẽ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân và đưa ra gói tầm soát phù hợp với từng đối tượng để đảm bảo tính chính xác cũng như hợp lý về tài chính.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 86 86 90 (trong giờ HC) hoặc 0866 410 889 (ngoài giờ HC) để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bệnh viện Kusumi – Tiêu chuẩn Nhật Bản hàng đầu Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *