Bác sĩ Bệnh viện KUSUMI cảnh báo thói quen ăn uống dễ gặp dị vật đường ăn

Dị vật đường ăn là một trong những cấp cứu phổ biến dễ gặp nhất, thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng. Dị vật đường ăn là những vật mắc lại trên đường ăn từ họng tới tâm vị. Chúng có thể bao gồm mọi thứ từ các loại dị vật hữu cơ, có hình thái sắc nhọn như: xương cá, gà, vịt đến các loại dị vật vô cơ như: đồng xu, đồ chơi, que tăm… Những dị vật này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp mắc phải chứng bệnh dị vật đường ăn, theo số liệu thống kê cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu là:

  • Do thói quen ăn uống của người Việt chúng ta, các món ăn thường được chặt thành miếng có lẫn cả thịt và xương. Như vậy sẽ dễ gây hóc nếu ăn quá nhanh, quá vội vàng, không nhai kỹ, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa, uống rượu say rồi ăn thức ăn lẫn xương, do người già không đủ răng, nhai không kỹ, trẻ em cắn, ngậm đồ chơi nhỏ, dễ vỡ ở trong miệng…
  • Thực quản co bóp bất thường do có khối u bất thường xuất hiện trong hoặc ngoài thực quản khiến cho thực quản bị hẹp lại, làm cho thức ăn mắc lại tại vị trí bị hẹp đó. Ví dụ như một số tình trạng u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc co thắt thực quản.
  • Do thực quản có một số đoạn bị hẹp tự nhiên: Thông thường, thực quản sẽ có 5 đoạn hẹp tự nhiên và những đoạn hẹp này cũng chính là vị trí thức ăn hay mắc lại nhất. Theo số liệu thống kê, vùng cổ là nơi thường khiến các dị vật mắc lại chiếm đến 74%, vùng ngực chiếm 22% và vùng dưới ngực chỉ chiếm tỷ lệ 4%.

Khi mắc phải dị vật đường ăn, người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của một số triệu chứng sau đây:

Bệnh nhân bị mắc dị vật ở thực quản cổ sẽ cảm thấy đau khi nuốt, đồng thời còn có cảm giác vướng víu khó chịu phải bỏ dở bữa ăn, một số người khác dùng cách nuốt thêm rau hoặc cơm trắng với ý định đẩy dị vật xuống dạ dày. Có bệnh nhân thì khạc mạnh với hy vọng dị vật sẽ bị tống ra ngoài bằng phương pháp này, tuy nhiên trường hợp dị vật có thể thoát ra rất ít, còn hầu hết các trường hợp còn lại sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều hơn ở vùng bị mắc dị vật, thậm chí không nuốt gì cũng đau, càng ngày càng đau nhiều hơn. Trường hợp bệnh nhân bị mắc dị vật ở đoạn thực quản ngực thì sẽ đau sau xương ức, cảm giác đau lan ra cả sau lưng và bả vai.

Khuyến cáo:

Nếu nghi ngờ hóc dị vật đường ăn, người bệnh đến ngay các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị có thể xử lý lấy dị vật, không nên dùng biện pháp chữa mẹo hay cố gắng tự lấy bằng bất kì cách nào khác.

Dưới đây là một trường hợp khách hàng nhi 5 tuổi bị hóc dị vật xương cá tại Bệnh viện KUSUMI. Bệnh nhân đã được bác sĩ lấy dị vật ngay sau khi bác sĩ soi họng phát hiện thấy. Việc phát hiện sớm dị vật đường ăn có thể xử trí đơn giản và ít tốn kém.

Bác sĩ Bệnh viện KUSUMI xử lý hóc dị vật xương cá cho bé 5 tuổi

 

Xương cá được phát hiện mắc trong cuống họng
Hình ảnh xương cá sau khi được bác sĩ xử lý lấy ra

Mọi thắc mắc cần tư vấn về sức khỏe, vui lòng liên hệ Bệnh viện KUSUMI


Bệnh viện KUSUMI – Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
🏥 Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
☎️ Hotline: 1900 86 86 90/0221 2206 789
⏰ Thời gian khám bệnh: Từ 07h30 – 16h30 từ Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *